Sự thật cuộc sống về hưu của các Linh mục – Nghe đi rồi khóc

Sự thật cuộc sống về hưu của các Linh mục
CGvST | 18/02/2025

Sự thật cuộc sống về hưu của các Linh mục: Thương lắm phận cha già, con gõ cửa nhẹ thôi.

Câu chuyện xảy ra ở khu nhà hưu dưỡng của các linh mục. Một hôm, cháu của cha già đến gõ cửa thăm cha già. Cháu sợ rằng bác của mình nặng taI không nghe rõ, nên đã gõ cửa khá mạnh. Thật ngạc nhiên là, sau khi nghe tiếng gõ, không chỉ một cánh cửa ở nhà hưu mở mà có đến ba cánh cửa gần đó cũng đều mở. Hai phòng kế bên và một phòng đối diện cũng mở ra. Dễ hiểu rằng bầu khí nhà hưu tĩnh lặng, khi nghe tiếng gõ cửa, những căn phòng bên cạnh đều mở. Sau khi mở cửa, chỉ có một phòng có khách, còn ba phòng kia thì không.

Sự thật cuộc sống về hưu của các Linh mục
Sự thật cuộc sống về hưu của các Linh mục

Cha già dặn cháu: “Lần sau, con đến, con cứ gõ nhẹ thôi nhé. Bác nghe được mà, đừng gõ to vì các bác bên cạnh sẽ nghĩ mình có khách. Ở đây, nếu có khách thì buồn lắm. Có cha, chẳng có ai đến thăm bao giờ, nên cha cảm thấy tuổi thân khi chứng kiến điều đó.” Với lời dặn của cha, người cháu thấy chạnh lòng cho những đấng bậc về hưu ở tuổi xế chiều.

Sự thật cuộc sống về hưu của các Linh mục
Sự thật cuộc sống về hưu của các Linh mục

Ai cũng khao khát có người đến thăm để an ủi tuổi già. Nhưng thực tế là, ở cái tuổi đó, họ thường cô quạnh vì con cháu ai cũng phải lao vào kế sinh nhai, lo cho cơm áo gạo tiền. Dù lòng muốn cũng không thể ghé thăm được. Một lần, cháu đến thăm cha già, thấy còn một hai gói mì trong tô, cháu hỏi thì cha nói: “Buồn quá, ăn không hết rồi thì để lại.” Chạnh lòng thật! Khi còn sức khỏe phục vụ, người đón kẻ đưa, nhưng khi cha già rơi vào cảnh cô đơn thì lại khác. Khi còn chức, còn quyền, còn sức lực, người ta còn bao quanh. Nhưng những ngày cuối đời, sau cánh cửa nhà hưu, thì đâu mấy ai đón đưa.

Sự thật vẫn là sự thật. Cuộc sống của những cha già chất chứa bao kỷ niệm cũng như bao ưu tư trầm lắng về giáo hội. Thường thì các cha hay nói về những hối hận, sai lầm đáng tiếc trong thời trai trẻ, ít ai kể lại những thành công và hào nhoáng của cuộc đời. Có lẽ đến tuổi già, các ngài nhớ lại những lầm lỗi ấy để xin Chúa thứ tha.

Sự thật cuộc sống về hưu của các Linh mục
Sự thật cuộc sống về hưu của các Linh mục

Cuộc đời thì đâu ai tránh được cái tuổi già. Có khi chưa già đã ra đi. Thế đó, cứ tưởng rằng tu hành đơn giản lắm. Nhưng dù có thể bên ngoài lung linh và lộng lẫy, sau cánh cổng nhà thờ khép lại, chỉ còn mình ta với Chúa. Khi tuổi đã già, hơi đã cạn, cuộc đời cô quạnh ôm chầm lấy ta.

Vì vậy, khi còn chức, còn quyền, còn tiền, còn sức, ta hãy năng chạy đến và chịu khó nhìn những mảnh đời sau cánh cổng nhà hưu dưỡng. Để ta nhớ rằng một ngày nào đó, ta cũng sẽ phải vào đây. Có khi chưa kịp về hưu thì đã khuất như bao người ra đi đột ngột.

Tiếc thay có những người sống nhưng không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ phải chết. Thương thay cho những kẻ cứ nghĩ mình trẻ mãi chứ không già, và cười thay cho những ai nghĩ rằng mình sẽ mãi ngồi trên đỉnh vinh quang. Rồi ta lại nài van Chúa: “Lạy Chúa, xin đừng bỏ rơi con khi tuổi đã xế bóng. Vì khi đó, nhân gian đã bỏ con đi hết rồi. Lạy Chúa, xin Chúa cứ ở mãi bên con và bồng bế con trên tay Chúa nhé.”

Sự thật cuộc sống về hưu của các Linh mục – Đọc đi rồi khóc

Tuổi già của các linh mục ai cũng thấy, nhưng không ai muốn hiểu. Đến thăm khu nhà hưu dưỡng của các linh mục, tôi phần nào hiểu được cuộc sống của các cha về hưu nơi đây. Theo các cha kể lại, nhà hưu này được xây dựng từ những ngày đầu mới thành lập giáo phận.

Ngôi nhà được xây hai tầng, mỗi tầng có 10 phòng, mỗi phòng 4 x 6 mét. Thiết kế khá giống nhau. Hiện giờ, mới chỉ có tầng trệt được sử dụng, còn tầng trên vẫn còn trống vì chưa có ai đăng ký đến ở. Hiện có một ít linh mục đang nghỉ hưu tại đây, và đều ở tuổi thất thập cổ lai hy.
image 20231103110927 12
Có thêm một ít người phục vụ. Mỗi phòng của các cha được ngăn đôi bởi cái rido. Bên trong là phòng ngủ, bên ngoài là phòng làm việc và tiếp khách. Thời gian sinh hoạt ở đây diễn ra mỗi ngày như một vòng lặp: 4 giờ dậy, 5 giờ làm lễ, 6 giờ ăn sáng, 11 giờ ăn trưa, 12 giờ nghỉ trưa, 3 giờ chiều đọc kinh, 6 giờ ăn tối, 7 giờ đọc kinh, 9 giờ đi ngủ.

Ngoài những giờ sinh hoạt chung, thời gian còn lại của các cha có thể xem như một “cõi đi về,” trong căn phòng trống trải. Một số phòng còn có thêm cả đài radio, có phòng mở tivi để “hát cho vui tai,” như một cách giúp cuộc sống đỡ cô quạnh.

Ở đây, ngoài Chúa, ra không biết bạn với ai. Buổi chiều thỉnh thoảng có vài cha khỏe mạnh ra vườn cuốc đất trồng hoa. Nhưng rồi cũng chỉ dừng lại, tựa mình, nhìn xa như đang trông chờ điều gì đó. Dù khó nói, nhưng cũng xin nói ra ít điều về bữa ăn và gặp gỡ của các ngài. Mỗi bữa ăn được quy định 10.000 đồng.

Nhìn vào nhà cơm, chỉ có vài người ăn, mà trên bàn có đến hai món. Người ăn cơm, người lại ngồi nhìn. Nhìn mỗi bữa ăn như thế, tôi nhớ tới câu thơ đã đọc ở đâu đó: “Buổi trưa các bạn đã ăn gì? Cơm, phở, bánh mì hay chỉ có tô mì gói?”

Trong thánh lễ hôm đó, khi đến chỗ “hãy nâng tâm hồn lên,” thấy mấy người tham dự phía dưới cười khúc khích. Tất nhiên, họ không dám cười to, mà tôi thì không hiểu tại sao. Té ra, dây thắt lưng của vị chủ tế không còn ở mức an toàn, nên khi giơ tay và lấy hơi để nói, “hãy nâng tâm hồn lên,” chiếc quần vô tư tụt xuống.
9c
Mỗi khi có tiếng xe, dù là xe hơi hay xe máy, hay có tiếng bước chân, các cửa phòng hầu như đều mở ra. Có lẽ vì các cha nghĩ rằng đó là khách của mình. Ai cũng trong tinh thần đón tiếp, nếu là khách thì vui vẻ cười nói, nếu không phải thì các ngài sẽ hỏi nhau: “Khách ai đó?” Rồi chỉ trong chốc lát, các cửa lại khép lại.

Dù có ai đó tới nơi này, các cha vẫn quyết đi, mặc dù biết rằng mình cũng chẳng giải quyết được chuyện gì. Đúng thật, “Tao ở nhà, tao nhớ mày, nên phải bước ra.” Không đi thì mày trách tao không đến. Tại sao lại nói những điều này? Có lẽ vì ai cũng nghĩ rằng đã là linh mục thì phải sống cảnh như thế. Tất nhiên, linh mục cũng phải hy sinh, nhưng dù gì thì linh mục vẫn là con người như bao người khác.

Ta phải trở về đúng nghĩa, trái tim ta là máu thịt, đời thường ai chẳng có những điều trăn trở. Như thánh vịnh ca đã vang lên: “Xin đừng sa thải con lúc tuổi đã xế bóng,” “Chớ bỏ rơi con khi sức lực suy tàn.” Tất nhiên, Chúa không bao giờ bỏ rơi ai, nhưng để thực hiện điều đó, có lời dạy rằng hãy gánh lấy tuổi già của cha ngươi, chớ làm phiền lòng người khi người còn sống.
9d
Bởi vậy, ước mong của người viết là chúng ta đừng nhất quyết rời bỏ các cha khi các ngài về già. Dù là tinh thần hay vật chất, chúng ta không được ra khỏi chốn mà trước đây các ngài đã từng sống và phục vụ. Có như vậy, chúng ta mới làm tròn chữ hiếu đối với các ngài, và quan trọng hơn, để các ngài không phải sống trong cô đơn độc hành.

Một phút suy tư: người thế gian già thì trông nhờ vào con cháu, còn các linh mục già thì biết nương tựa vào ai? May mắn lắm thì có ai đó chăm sóc nuôi dưỡng, nhưng thường thì các ngài cũng chẳng còn ai. Thật buồn tẻ và cô đơn. Còn những lúc ốm đau bệnh tật thì sao? Chẳng biết tính làm sao, cũng chẳng biết phải làm gì. Con chỉ xin Chúa xót thương.

— —

Đời linh mục trong tuổi đà xế bóngSương Mai, SJP

Cái mưa bất chợt của tiết trời mùa mưa Sài Gòn chẳng thể nào ngăn cản được lòng háo hức của tôi trong dự định đến thăm quý linh mục hưu dưỡng.

 

Lòng tôi vui mừng, phấn khởi khi được gặp các ngài. Các ngài thật dễ thương. Những điều dễ thương của các ngài đã để lại trong tôi nhiều dấu ấn khó phai trong cuộc “hội ngộ” đặc biệt này.
9
Vâng, đây đúng là cuộc hội ngộ thực sự đối với tôi. Tôi xác tín rằng, từ ngàn đời, trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, Ngài đã gắn kết tôi với các linh mục của Ngài trong ơn gọi Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục qua sứ mạng của Hội dòng là cầu nguyện cho việc thánh hóa các linh mục và cộng tác vào sứ vụ tông đồ của các ngài.

Các linh mục cũng là những con người bình thường như bao người khác, rồi đến lúc các ngài cũng phải trải qua giai đoạn của tuổi đà xế bóng. Lúc này, các ngài phải đối diện với nhiều thay đổi của tuổi già cả về thể xác lẫn tinh thần, chắc chắn các ngài không tránh khỏi nỗi cô đơn, trống vắng, có lúc các ngài cũng cảm thấy tủi thân, tủi phận cho một kiếp đời linh mục. Lúc còn trẻ, còn khỏe, còn khả năng thì còn được nhiều người tiếp đón, thăm hỏi, đến lúc già nua, da mồi tóc bạc, còn được mấy ai ngó ngàng tới.

Đời là thế, phận người là vậy, như thế ta mới thấy được tình người ta trao cho nhau trong những lúc khó khăn, đau buồn, cô đơn thật đáng quý biết bao.

Trong sứ điệp “Ngày Ông bà và Người cao tuổi” Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắn nhủ rằng: “Thăm viếng người già neo đơn là công việc của lòng thương xót trong thời đại chúng ta”.
4

Với cuộc sống hiện đại hôm nay, nhiều người trẻ chạy đua vào những chủ nghĩa mang tính cá nhân, thực dụng. Không biết được bao nhiêu người dừng lại để thể hiện sự quan tâm đến người ông, người bà và những cụ già neo đơn trong các nhà hưu dưỡng? Vì thế, không ít người khi bước vào tuổi già phải nếm trải sự trống vắng, cô đơn trong một không gian tĩnh lặng đượm buồn. Không có niềm vui nào hơn của những người lớn tuổi là thấy mình được trân trọng, được quan tâm, chăm sóc, thăm hỏi, động viên.

Các linh mục hưu dưỡng cũng thế, suốt một đời các ngài đã vâng thánh ý Chúa để trở nên muối ướp cõi trần gian, trở nên ngọn hải đăng thắp trên dương trần qua những hy sinh cống hiến vì Chúa và Giáo hội. Giờ đây, trong tuổi đà xế bóng, các ngài cũng cần lắm sự quan tâm, chăm sóc, thăm hỏi của mọi người dành cho các ngài.

Thấu cảm được nỗi lòng của những người lớn tuổi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi đến lời động viên cho các vị cao niên rằng: “Toàn thể Giáo hội gần gũi với anh chị em – với chúng ta – và quan tâm đến anh chị em, yêu thương anh chị em và không muốn để anh chị em đơn độc”.

Tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi được trở thành một trong những “thiên thần” nhỏ cùng chị em đến với các linh mục hưu dưỡng tại Hội Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc.
2
Tại đây, tôi được gặp các linh mục đến từ nhiều Giáo phận khác nhau. Được trao đổi, trò chuyện với các ngài, tôi cảm nhận được sự bình an thánh thiện qua nét mặt tươi tắn, cung cách đơn sơ, khiêm tốn, hòa nhã của các ngài.

Và một trong những điều để lại ấn tượng trong tôi đó là phòng ở của các ngài rất sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Tôi nghĩ, chắc chắn, tại nơi đây, các ngài đã được các thầy chăm sóc rất chu đáo, cẩn thận. Và cách nào đó, qua cung cách sống của các ngài khi về già cũng nói lên được phần nào về sự tu luyện của các ngài lúc còn trẻ.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Không có tuổi hưu đối với sứ mạng loan báo Tin Mừng”.

Qua bí tích truyền chức thánh, mãi mãi các ngài là linh mục của Chúa và các ngài cũng mãi mãi sống sứ mạng loan báo Tin Mừng. Sứ mạng cao cả ấy không phải chỉ là những bài giảng thuyết hùng hồn, những việc làm thành công rực rỡ bên ngoài nhưng hơn hết chính là đời sống thánh thiện của các ngài, đó là lời loan báo Tin Mừng sống động hơn bất cứ điều gì khác.

Giờ đây, trong tuổi già sức yếu, các ngài không thể làm gì tốt đẹp hơn cho mọi người bằng lời cầu nguyện. Đây là thời gian thuận tiện để các ngài được lòng kề lòng bên Chúa, được tháp nhập cách mật thiết hơn với Thiên Chúa trong những cô đơn, trống vắng, bệnh tật do tuổi già.

Đức Giáo hoàng Bênêđictô đã nói: “Lời cầu nguyện của người cao tuổi có thể bảo vệ thế giới, có lẽ bằng cách giúp nó theo cách còn sâu xa hơn là thói hoạt động của biết bao người”.

Một đời sống vì Chúa trong thiên chức linh mục, nên đối với các ngài Thiên Chúa là nguồn vui. Có Chúa, mọi khoảng trống của sự cô đơn được lấp đầy, những đau đớn của bệnh tật được xoa dịu. Và như thế, các ngài không buồn phiền để chỉ ngồi đếm tháng ngày mình sống nhưng hân hoan đón nhận tuổi già, sống vui trong giây phút hiện tại và hy vọng đón chờ ngày Chúa gọi bất cứ lúc nào.

Sách Châm ngôn đã diễn tả bằng những ngôn từ thật đẹp khi nói rằng: “Mái đầu bạc là triều thiên vinh hiển được tặng ban cho kẻ sống công chính” (Cn 16, 31).

Nguyện ước cho các ngài trong những năm tháng cuối cùng của đời linh mục vẫn mãi là ngọn hải đăng, là những ngọn nến tỏa sáng tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa trong sự đơn sơ, thánh thiện của các ngài.

Có lẽ, chúng ta vẫn đang mắc nợ các linh mục của Chúa, một món nợ về lòng biết ơn. Thiên Chúa đã dùng các ngài như những máng chuyển ơn cho chúng ta, và các ngài đã bằng lòng để Thiên Chúa sử dụng vì lợi ích của chúng ta qua các bí tích của tình yêu Chúa Kitô.

Và hơn lúc nào hết, đây là thời gian thuận tiện để chúng ta thể hiện lòng biết ơn đối với các ngài trong những năm tháng các ngài còn hiện diện bên chúng ta trên cõi dương gian này.

Tuổi già của các ngài không phải chỉ là phúc lành Thiên Chúa dành riêng cho các ngài nhưng còn cho tất cả chúng ta, vì các ngài là kho tàng kinh nghiệm quý báu cho Giáo hội.

Như lời Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Được sống đến tuổi già là một ân huệ. Không phải vì chỉ một số người có thể sống đến tuổi này, nhưng vì trước hết, tuổi già cho chúng ta khả năng đánh giá quá khứ, được hiểu và sống mầu nhiệm Vượt Qua một cách sâu xa hơn, và được trở nên kho tàng kinh nghiệm quý báu cho Giáo hội”.

Xin mọi người hãy ghé mắt nhìn đến các ngài để có chút an ủi, nâng đỡ kịp thời.

CGVST.COM st

Caritas Việt Nam

Caritas Việt Nam tìm kiếm, phục vụ và bảo vệ quyền con người, đặc biệt là những người nghèo về vật chất lẫn tinh thần, người dễ bị tổn thương, bị bỏ rơi, hoặc bị gạt ra bên lề xã hội, người đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin mới cập nhật

How to whitelist website on AdBlocker?

How to whitelist website on AdBlocker?

  1. 1 Click on the AdBlock Plus icon on the top right corner of your browser
  2. 2 Click on "Enabled on this site" from the AdBlock Plus option
  3. 3 Refresh the page and start browsing the site