Các Giáo phận sẽ nằm trong các tỉnh thành mới nào sau sáp nhập?

Các Giáo phận sẽ nằm trong các tỉnh thành mới nào sau sáp nhập?
CGvST | 14/07/2025

Việc sáp nhập tỉnh thành tại Việt Nam năm 2025 ảnh hưởng đến địa giới các giáo phận như thế nào?

Các Giáo phận sẽ nằm trong các tỉnh thành mới nào sau sáp nhập?
Các Giáo phận sẽ nằm trong các tỉnh thành mới nào sau sáp nhập?

Sau ngày 1.7.2025, cả nước còn lại 34 đơn vị hành chính, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 đơn vị được giữ nguyên như trước là Cao Bằng, Ðiện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La và thành phố Hà Nội, thành phố Huế.

* Danh sách 19 tỉnh và 4 thành phố thay đổi như sau:

Tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai.

Tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên.

Tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ.

Tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang.

Tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh nhập thành tỉnh mới có tên gọi là Bắc Ninh.

Tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên.

Thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương nhập thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Hải Phòng.

Tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình.

Tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Trị.

Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam nhập thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Đà Nẵng.

Tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi.

Tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai.

Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Khánh Hòa.

Tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng.

Tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đắk Lắk.

Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương nhập thành thành phố mới có tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh.

Tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai.

Tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh.

Thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang nhập thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Cần Thơ.

Tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long.

Tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp.

Tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau.

Tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang nhập thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang.

Các Giáo phận sẽ nằm trong các tỉnh thành mới nào sau sáp nhập?
Các Giáo phận sẽ nằm trong các tỉnh thành mới nào sau sáp nhập?

* Theo đối chiếu từ danh sách tỉnh thành sau sáp nhập và danh sách phân bố 27 giáo phận ở Việt Nam thuộc 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế và Sài Gòn, có một số thay đổi về đơn vị hành chánh như sau:

Giáo tỉnh Hà Nội:

– Tổng Giáo phận Hà Nội trải dài toàn thành phố Hà Nội, một phần nhỏ thuộc tỉnh Phú Thọ và một phần tỉnh Ninh Bình (các tỉnh nêu ở đây là tên tỉnh mới hoặc tên tỉnh cũ không sáp nhập).

– Giáo phận Bắc Ninh: tỉnh Bắc Ninh, một phần của tỉnh Hưng Yên, một phần nhỏ tỉnh Tuyên Quang và một phần tỉnh Phú Thọ.

– Giáo phận Bùi Chu: một phần tỉnh Ninh Bình.

– Giáo phận Phát Diệm: một phần của tỉnh Ninh Bình và một phần thuộc tỉnh Phú Thọ.

– Giáo phận Hà Tĩnh: gần trọn tỉnh Hà Tĩnh.

– Giáo phận Hải Phòng: toàn bộ thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.

– Giáo phận Hưng Hóa: gần hết tỉnh Phú Thọ, gần hết tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Lào Cai, tỉnh Lai Châu, tỉnh Sơn La, tỉnh Điện Biên và một phần của thành phố Hà Nội.

– Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng: gồm hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, một phần nhỏ của tỉnh Tuyên Quang.

– Giáo phận Thái Bình: gần toàn bộ tỉnh Hưng Yên.

– Giáo phận Thanh Hóa: tỉnh Thanh Hóa.

– Giáo phận Vinh: tỉnh Nghệ An và một phần của tỉnh Hà Tĩnh.

Giáo tỉnh Huế:

– Tổng Giáo phận Huế: thành phố Huế và một phần của tỉnh Quảng Trị.

– Giáo phận Ban Mê Thuột: một phần của tỉnh Đắk Lắk, một phần của tỉnh Lâm Đồng và một phần của tỉnh Đồng Nai.

– Giáo phận Đà Nẵng: thành phố Đà Nẵng.

– Giáo phận Qui Nhơn: một phần của tỉnh Gia Lai, một phần của tỉnh Quảng Ngãi và một phần của tỉnh Đắk Lắk.

– Giáo phận Nha Trang: tỉnh Khánh Hòa.

– Giáo phận Kontum: một phần của tỉnh Gia Lai và một phần của tỉnh Quảng Ngãi.

Giáo tỉnh Sài Gòn:

– Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh: một phần của thành phố Hồ Chí Minh.

– Giáo phận Bà Rịa: một phần của thành phố Hồ Chí Minh.

– Giáo phận Phú Cường: một phần thuộc thành phố Hồ Chí Minh, một phần thuộc tỉnh Tây Ninh và một phần thuộc tỉnh Đồng Nai.

– Giáo phận Mỹ Tho: một phần tỉnh Đồng Tháp và một phần của tỉnh Tây Ninh.

– Giáo phận Vĩnh Long: tỉnh Vĩnh Long và một phần của tỉnh Đồng Tháp.

– Giáo phận Cần Thơ: thành phố Cần Thơ, tỉnh Cà Mau.

– Giáo phận Long Xuyên: tỉnh An Giang và một phần nhỏ của thành phố Cần Thơ.

– Giáo phận Đà Lạt: một phần của tỉnh Lâm Đồng.

– Giáo phận Phan Thiết: một phần của tỉnh Lâm Đồng.

– Giáo phận Xuân Lộc: một phần của tỉnh Đồng Nai.

Trên đây là một số thay đổi về đơn vị hành chánh đối với các vị trí của các Giáo phận. Xin hãy chú ý và lan tỏa để mọi người cùng biết đến 1 cách chính xác hơn.


 

Mời Cộng Đoàn Thảo luận bài viết này: TẠI ĐÂY

Tin mới cập nhật