Chuyện 1 Linh mục trẻ VN bị dân đuổi về Tòa giám mục – ai nghe cũng khóc

31
CGvST | 02/05/2025

Trong ánh hoàng hôn dịu dàng phủ xuống miền quê, nơi những con đường đất đỏ dẫn lối đến những mái nhà đơn sơ, câu chuyện về hai linh mục trẻ bắt đầu. Cha Hoàng, với trái tim rộng mở, và cha Lộc, tràn đầy năng lượng, cùng bước ra từ chủng viện với những giấc mơ phục vụ Chúa và dân Ngài. Nhưng con đường ơn gọi không bao giờ bằng phẳng, và chính trong những thử thách, họ khám phá ý nghĩa đích thực của việc làm môn đệ Chúa.

Linh mục trẻ nhất VN -Ảnh minh họa
Linh mục trẻ nhất VN -Ảnh minh họa

Hãy cùng bước vào hành trình đầy cảm xúc, nơi tình yêu và đức tin đan xen, để thấy rằng Chúa luôn có cách dẫn dắt những tâm hồn Ngài chọn.

Thời gian trôi nhanh như bóng câu. Điều gì Chúa muốn, Ngài ắt thực hiện. Sau chuỗi ngày tu luyện tại chủng viện, thầy Lộc ung dung trở về giáo phận với số điểm cao nhất khóa.

Trong khi đó, các giáo sư lắc đầu ngao ngán trước bài luận của thầy Hoàng. Sau nhiều lần sửa đi sửa lại, cuối cùng thầy Hoàng cũng hoàn thành bài luận tạm gọi là ổn với số điểm trung bình.

Đức Giám Mục quyết định đặt tay truyền chức linh mục cho thầy Hoàng và các thầy cùng lớp. Vì là anh em linh tông, sau khi thụ phong, cha Hoàng và cha Lộc được sai về giúp cha cố thêm một năm để tích lũy kinh nghiệm mục vụ.

Sau thời gian này, Đức Giám Mục bổ nhiệm các cha đi làm cha xứ. Cha Hoàng được cử đến một xứ miền quê, còn cha Lộc đảm nhận một xứ lớn nằm giữa thị trấn.

Hai xứ cách nhau hơn chục cây số, nên thỉnh thoảng cha Lộc lại ghé thăm cha Hoàng. Mỗi dịp như vậy, hai anh em thường thức thâu đêm để hàn huyên, tâm sự.

Từ nhỏ, cha Lộc đã bộc lộ là người tràn đầy năng lực. Nay được Chúa chọn làm linh mục, cha càng có cơ hội phát huy khả năng vốn có. Với tính cách lanh lợi, hoạt bát, cha Lộc nhanh chóng hòa nhập với đời sống giáo xứ.

Giáo dân yêu quý cha, và triều đình Chúa đặc biệt ban cho cha khả năng giảng thuyết hấp dẫn. Ngoài việc giảng lễ cuốn hút, cha Lộc còn quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Chưa đầy ba năm, cha đã xây được một nhà thờ, hai nhà nguyện, đồng thời mua sắm và sửa sang nhiều công trình.

Vì thế, Đức Giám Mục chỉ định cha Lộc làm linh hướng cho cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót trong toàn giáo phận.

Được trao trọng trách mới, cha Lộc như hổ mọc thêm cánh. Cha thường xuyên đi dâng lễ khắp nơi trong giáo phận. Cuối năm trước, cha Lộc tậu một chiếc xe bóng loáng trị giá gần một tỷ rưỡi. Trong khi đó, cha Hoàng lại trầm ngâm, ít nói.

Cha không có khả năng giảng thuyết hay tài xây dựng, nên giáo dân thường so sánh cha với các cha khác. Một số người cay nghiệt gọi cha là “linh mục trẻ nhiều tuổi”, không có khả năng giảng lễ hay xây nhà thờ.

Tuy nhiên, Chúa ban cho cha Hoàng một trái tim rộng mở. Chiều chiều, cha Hoàng đi bộ đến thăm từng gia đình trong giáo xứ. Những người lương dân trong vùng đều biết và quý mến cha. Đặc biệt, cha Hoàng được ơn riêng trong bí tích hòa giải.

Cha tận tình khuyên bảo, hướng dẫn hối nhân, khiến ai đến xưng tội với cha cũng cảm thấy an yên. Cha Hoàng dành riêng ngày thứ Sáu để giải tội. Ban đầu, giáo dân chưa quen, chẳng ai đến. Nhưng cha vẫn kiên trì ngồi chờ ở tòa giải tội.

Dần dần, việc này thành nếp. Cứ thứ Sáu, giáo dân thu xếp đến xưng tội. Người trong giáo xứ rỉ tai nhau, rồi giáo dân các xứ lân cận cũng kéo đến. Thậm chí, nhiều người lương dân cũng tìm đến xin cha khuyên bảo và xưng tội.

Người ta thường bình luận về cha Hoàng: “Mấy năm nay, cha Hoàng chẳng xây được nhà thờ nào, bài giảng cũng không ra hồn, nhưng ai cũng muốn xưng tội với cha. Hơn hai trăm người đã gia nhập đạo, kể cũng lạ!”

Một buổi sáng đầu đông, khi cha Hoàng đang tản bộ trong khuôn viên nhà xứ, vừa đếm những chiếc lá rơi vừa lẩm nhẩm lần hạt, điện thoại reo. Bên kia là giọng một người phụ nữ:

“Alo, cha Hoàng đấy ạ?”

“Phải rồi. Xin lỗi, ai vậy?”

“Dạ, con là Hồng, bạn của cha Lộc. Cha Lộc cho con số điện thoại của cha.”

“Chào chị Hồng. Chị có chuyện gì mà gọi cho tôi?”

“Thưa cha, qua cha Lộc, con biết cha đang coi một xứ nghèo, đường sá khó khăn. Vợ chồng con được Chúa thương, có của ăn dư giả, nên con muốn giúp cha một số tiền để mua ô tô đi lại cho tiện.”

“Dạ, cảm ơn chị. Nhưng tôi không biết lái xe. Với lại, không sao đâu.”

“Cha ơi, con sẽ giúp cha thi bằng lái. Lái xe dễ lắm!”

“Nhưng không, chị có thể giúp tôi việc khác được không?”

“Việc gì vậy cha? Con sẽ giúp nếu có thể.”

“Tôi đang muốn xây một ngôi nhà tình thương. Chị có thể dùng số tiền định cho tôi mua xe để giúp tôi mua đất cất nhà không?”

“Ôi, lạy Chúa! Con chưa thấy ai hâm như cha. Ô tô không muốn mua, lại đi xây nhà tình thương! Nhưng không sao, con thích cái ‘hâm’ của cha. Con sẽ giúp cha. Con sẽ gặp cha vào một ngày gần nhất.”

“Cảm ơn chị. Hôm nào rảnh, mời chị ghé nhà xứ chơi.”

Tiếng loa điện thoại vừa dứt, lòng cha Hoàng tràn ngập niềm vui. Ước nguyện bao năm của cha giờ đây bỗng được Chúa thương nhận lời bất ngờ.

Chẳng bao lâu sau, nhờ sự giúp đỡ của chị Hồng, bạn của cha Lộc, cha Hoàng mua được một mảnh đất rộng 500 mét vuông, cách nhà xứ không xa. Cha cho xây hai dãy nhà cấp bốn, mỗi dãy năm gian. Khi nhà cửa ổn định, cha mời những người vô gia cư đến ở, không phân biệt lương hay giáo.

Ban đầu, nhiều người, kể cả giáo dân, phản đối việc làm của cha. Có người ác khẩu gọi cha là “đồ điên”. Những người nghèo được cha mời cũng e ngại, không dám đến. Cha Hoàng buồn lắm, nhưng cha tin việc của Chúa, Ngài ắt sẽ làm.

Dần dần, một số gia đình bắt đầu đến xin ở. Trong số đó có mẹ con Huy. Bố Huy qua đời vì đuối nước khi cậu còn nhỏ. Mẹ Huy ở vậy, tần tảo nuôi con. Huy thương mẹ, chăm chỉ học hành.

Nhưng đời trớ trêu, khi Huy đang học lớp 12, mẹ cậu bị tăng huyết áp, rồi tai biến, liệt nửa người. Huy phải bỏ học để chăm mẹ. Để chữa trị, Huy bán căn nhà và toàn bộ ruộng đất. Từ êm ấm, hai mẹ con trở thành vô gia cư.

Cha Hoàng biết chuyện, đến mời hai mẹ con về ở nhà tình thương. Dù là người ngoại đạo, mẹ con Huy đã nghe danh cha Hoàng. Ngay hôm sau, Huy đưa mẹ đến dọn vào ở.

Huy nhanh nhẹn, tháo vát, giúp cha Hoàng nhiều việc. Thương Huy phải bỏ học, năm sau, cha tìm người đỡ đầu để Huy tiếp tục đi học.

Nhưng chưa được bao lâu, mẹ Huy tái bệnh, hôn mê sâu, phải đưa ra bệnh viện trung ương cấp cứu. Bác sĩ bảo muốn cứu mẹ, cần 300 triệu đồng. Huy lặng người. Cậu gọi cho cha Hoàng. Cha vội chạy xe máy đến, trên tay cầm một bọc nilon đen vuông vắn. Cha đưa cho Huy và nói:

“Tiền đây con. Con an tâm chữa bệnh cho mẹ. Sau này có tiền, con trả cha cũng được.”

Nhờ số tiền đó, mẹ Huy được cứu sống. Thấy mẹ con Huy ổn định, nhiều người trước đây từ chối lời mời của cha Hoàng bắt đầu xin vào ở nhà tình thương. Cha vui vẻ nhận lời, không từ chối ai. Người ở ngày càng đông.

Mỗi ngày, cha Hoàng đến dọn dẹp, nấu nướng, tắm rửa cho những người bất toại. Khi mọi việc ổn định, cha mời các sơ bề trên đến giúp. Thấy tấm lòng rộng mở của cha, các sơ không nỡ từ chối.

Mọi việc tưởng chừng tốt đẹp, thì một biến cố xảy ra. Giữa buổi chiều oi bức, Huy dẫn một nhóm người lạ mặt đến phá tan hoang nhà tình thương, đuổi hết những người đang ở. Ông chùm chạy đến xem xét thì bị đánh.

Huy không nói lời nào, chỉ đứng thẫn thờ, khuôn mặt đầy vết bầm tím. Cha Hoàng bất lực. Mọi giấy tờ nhà đất đều đứng tên Huy, cha không có quyền hành gì.

Sau này, người ta mới biết đó là một cái bẫy. Khi nộp hồ sơ thi đại học, Huy bị ép ký vào một tờ đơn tố cáo cha Hoàng. Cậu không chịu, bị bắt trói và tra tấn. Biết cậu đứng tên nhà đất, họ dùng Huy làm bình phong để phá nhà tình thương.

Từ hôm đó, cha Hoàng tưởng như suy sụp hoàn toàn. Cha không kịp định hình chuyện gì đang xảy ra. Cha bị cách ly, không ai dám đến gần. Nhà xứ trở thành nơi “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Không có người đến đọc kinh, không có thánh lễ.

Cha Hoàng dành thời gian lần hạt, xin Đức Mẹ phù trợ. Cha nhớ về giấc mơ gặp Đức Mẹ. Có vài người thân tín lén đến thăm, tiếp tế thực phẩm. Thấy cha như vậy, họ buồn lắm, về kể lại với mọi người.

Chẳng biết từ đâu, trong vùng lan truyền tin cha Hoàng bị điên, ngày nào cũng ra sân nhặt lá, lẩm nhẩm đọc kinh. Mấy hôm sau, một nhóm giáo dân kéo đến nhà xứ tra hỏi cha về số tiền 300 triệu do Tòa Giám Mục giúp đỡ để xây nhà thờ đang dở dang.

Cha Hoàng buồn, mời họ về, hứa sẽ trả lời sau khi bình tâm. Nhưng họ không đồng ý, sỉ vả cha thậm tệ, gọi cha là “đồ điên”, bảo cha đem tiền xây nhà thờ cho “gái” ở, giờ không chu cấp được nên bị “thằng con” phá tan hoang.

Cha Hoàng không nói được gì. Cha quỳ sụp trước tượng Đức Mẹ. Sau khi chửi bới, nhóm người lên ô tô, chạy thẳng ra Tòa Giám Mục để tố cáo cha. Cha Hoàng ở lại, thui thủi một mình.

Nhìn lên tượng Đức Mẹ, cha cảm thấy buồn và thất vọng hơn bao giờ hết. Người đời có thể chửi cha, đánh cha, thậm chí giết cha, nhưng còn gì cay đắng hơn khi những lời nhục mạ lại đến từ chính giáo dân mà cha vẫn cho rước lễ mỗi ngày?

Cha nghĩ: “Nhà thờ hôm nay không xây, ngày mai có thể xây. Nhưng mạng người không cứu, sẽ chẳng còn cơ hội để cứu.”

Bỗng chốc, cha ngẩng lên nhìn Đức Mẹ. Hình như mắt Mẹ chảy hai hàng máu đỏ tươi. Cha hoảng hốt, nhớ lại lời Đức Mẹ dặn trong giấc mơ. Cha thiếp ngủ bên chân Mẹ.

Khi biết chuyện, Đức Giám Mục lập tức cho người cùng cha Lộc đến đón cha Hoàng về Tòa Giám Mục. Gặp cha Lộc, cha Hoàng vừa mừng vừa tủi, òa khóc như đứa trẻ. Sáng sớm, mặt trời nhô lên, cha Lộc ngáp dài, hỏi:
“Đại ca khỏi ốm rồi sao? Cha cố bảo ăn bát cháo nóng cho chóng lành.”

Cha Hoàng cùng cha Lộc vào bếp, lòng như có lửa đốt. Cha chạy ra trước tượng Đức Mẹ, lần hạt. Xong, cha xin Đức Mẹ một cành hoa lá, đem về phòng treo như báu vật. Từ đó, cha luôn mang theo cành hoa lá ấy, mỗi khi buồn lại lấy ra ngắm, rồi mỉm cười.

Đang say mê lần chuỗi Mân Côi, cha Hoàng giật mình vì tiếng gọi của cha thư ký:
“Thưa cha, Đức Cha muốn gặp cha gấp!”

Cha Hoàng gật đầu, thưa: “Cảm ơn cha, con sẽ lên ngay.”

Phòng của Đức Giám Mục nằm ở cuối hành lang tầng hai, đơn sơ, không điều hòa, không tủ lạnh. Cha Hoàng nhẹ nhàng ngồi xuống chiếc ghế mây trước bàn gỗ nứt nẻ. Đức Cha tử tế rót ly nước mời cha. Ngài là người trầm tính, sống khó nghèo, có đôi mắt xanh và mái đầu hói trắng.

“Cha có khỏe không?” Đức Giám Mục lên tiếng.

“Dạ, thưa Đức Cha, con vẫn khỏe,” cha Hoàng từ tốn trả lời.

“Mời cha uống nước. Cha nghĩ sao khi người ta bảo cha bị điên?”

“Dạ, thưa Đức Cha, con chẳng nghĩ gì. Vì con không bị điên. Hoặc nếu có, cũng chỉ là điên trong Đức Kitô mà thôi,” cha Hoàng rõ ràng đáp.

“Vậy thì tốt. Tôi chỉ cầu mong cha bình an. Từ nay, cha sẽ ở lại Tòa Giám Mục dưỡng bệnh. Mỗi sáng, cha qua đây dâng lễ cùng tôi. Tôi biết cha siêng năng lần hạt, nhưng thế chưa đủ. Từ thứ Hai tuần sau, mỗi ngày

cha phải ngồi tòa giải tội ít nhất ba tiếng. Còn nữa, số tiền 300 triệu xây nhà thờ đã có người giúp cha rồi, nên cha an tâm. Cha có đồng ý không?”

“Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa! Cảm ơn Đức Cha. Con lại làm phiền Đức Cha và giáo phận. Con xin vâng theo mọi sự sắp xếp của Đức Cha.”

“Vậy thì tốt. Cha về phòng nghỉ ngơi. Có gì, tôi và cha sẽ trao đổi thêm.”

Cha Hoàng trở về phòng, mắt ngấn lệ. Cha vui vì Đức Cha thấu hiểu và tháo gỡ khó khăn, nhưng buồn vì đã làm phiền giáo phận. Cuộc sống là vậy, khi ta giúp người này, thường sẽ ảnh hưởng đến người khác.

Chiếc điện thoại đen trắng trên cuốn sách “Đường Hy Vọng” rung lên. Cha Hoàng đeo kính, nhẹ nhàng cầm máy. Đầu dây bên kia, tiếng cha Lộc vang lên:

“Bác làm gì mà em gọi cả chục cuộc không được?”

“Ờ, mình lên gặp Đức Cha, bỏ máy ở phòng.”

“Úi trời, đúng là ông già thánh thiện! Chắc Đức Cha bảo ở đó dưỡng bệnh hả?”

“Sao cậu biết?”

“Thì ai chả biết, mỗi bác không biết thôi. Giờ ai cũng bảo bác bị điên, ai dám cho bác đi giữ xứ nữa? Bác cứ ở đó lần hạt đi!”

“Cậu đừng nói chuyện này cho cha cố biết nhé.”

“Ui, cha cố biết rồi. Ngài bảo mọi chuyện phải thế thôi. Mà em gọi bác có chuyện gấp, suýt quên!”

“Chuyện gì, cha nói đi.”

“Chả quan trọng lắm. Mẹ thằng Huy, trời đánh thánh vật ấy, bệnh cũ tái phát, đang nằm viện. Nó muốn gặp bác.”

“Vậy sao? Mẹ Huy nằm ở đâu? Tôi sẽ đến ngay.”

“Vẫn ở chỗ cũ thôi. Có gì bác gọi em sau.”

Chiếc xe bóng loáng của cha Lộc lao vun vút trên đường cao tốc. Cha Lộc vừa bán chiếc xe cũ một tỷ để mua chiếc xe hơn hai tỷ này. Đây là lần đầu cha Hoàng ngồi xe mới của cha Lộc. Cha Lộc chậm rãi đạp ga, vượt qua mọi xe cộ. Thấy đường quang, cha Lộc chậc lưỡi, trách:

“Em đã bảo bác rồi, làm linh mục chỉ cần giảng lễ hay, xây nhà thờ to là được. Bác ái thì có người khác lo. Can chi bác quan tâm mẹ con thằng Huy, trời đánh thánh vật ấy. Kệ nó đi!”

“Chú khác, tôi khác. Tôi không thể dừng lại như chú. Tôi không thể đi dâng lễ khắp nơi, vào nhà đại gia kiếm phong bì như chú được.”

“Thôi, ông giả thánh thiện! Ai chẳng biết. Đến cái xe máy cha cố mua cho, bác còn bán lấy tiền chữa bệnh cho mẹ thằng ấy. Số tiền 300 triệu xây nhà thờ, bác đem cho mẹ con nó, vẫn chưa đủ sao? Nó hại bác thân tàn ma dại, thành linh mục điên, bác vẫn chịu được sao?”

“Tôi bị điên đấy, nhưng là điên trong Đức Kitô, chú hiểu không? Nếu chú phiền vì phải đưa tôi, cho tôi xuống, tôi tự đi bộ.”

“Thôi, ông giả, ngồi im đi! Đêm vừa thôi. Thằng em này đưa bác về.”

“Kể ra, ngoài cha cố, chỉ còn cậu là người hiểu và quan tâm tôi. Xin lỗi chú.”

Chiếc xe lao vào sân Tòa Giám Mục. Bánh xe cuốn đám lá thu, rít lên những tiếng thảm thiết. Cha Hoàng bước xuống, cha Lộc cũng xuống, bắt tay ông anh:

“Em về, bác giữ sức khỏe. Có gì cứ gọi, em đến ngay.”

“Cảm ơn chú. Chú về đi, tối còn dâng lễ. Đi chậm thôi, đường tối nhiều sương mù, cẩn thận. Giờ có tuổi rồi, đừng nghĩ mình còn trẻ.”

“Thôi, con chào ông già lẩm cẩm. Lần nào cũng nhắc nhở linh tinh!”

Cha Lộc lên xe, nổ máy, lao đi như tên bắn. Đám lá sấu bật tung, cuốn bụi quất vào cha Hoàng. Cha nhắm mắt, đưa tay đón những chiếc lá, nắm chặt trong tay, đi thẳng tới linh đài Đức Mẹ. Cha đặt giấy tờ nhà tình thương mà Huy trả lại dưới chân Đức Mẹ, rồi ngồi đó lần hạt.

Một nhóm phụ nữ đi tập thể dục ngang qua, thì thầm: “Hình như đó là ông linh mục điên thì phải.” …/

Câu chuyện của cha Hoàng và cha Lộc khép lại, nhưng ánh sáng đức tin vẫn tiếp tục lan tỏa. Dù con đường ơn gọi đầy chông gai, họ đã chọn sống trọn vẹn cho Chúa và tha nhân, mỗi người theo cách riêng.

Cha Hoàng, với trái tim bao dung, và cha Lộc, với nhiệt huyết không ngừng, nhắc chúng ta rằng ơn gọi không chỉ là hành trình cá nhân, mà là lời mời gọi dâng hiến cuộc đời cho tình yêu. Xin Chúa tiếp tục nâng đỡ những ai đang bước đi trên con đường Ngài chọn, để họ trở thành muối và ánh sáng cho đời.

Lời cầu nguyện cho ơn gọi

Lạy Chúa Giêsu, Mục Tử Nhân Lành,

Ngài đã gọi các tông đồ xưa và tiếp tục mời gọi những tâm hồn quảng đại hôm nay. Xin chạm đến trái tim những người trẻ, để họ nghe được tiếng Ngài giữa muôn tiếng ồn của thế gian. Xin ban cho họ lòng can đảm, đức tin mạnh mẽ và tình yêu cháy bỏng, để dấn thân trên con đường linh mục, tu sĩ hay giáo dân truyền giáo.

Xin nâng đỡ các linh mục, tu sĩ, và những ai đang sống ơn gọi, để họ kiên vững trước thử thách và trở thành chứng nhân sống động của Tin Mừng. Chúng con cầu xin nhờ Đức Mẹ Maria, Mẹ các ơn gọi, và Thánh Giuse, Đấng bảo trợ Giáo hội. Amen.


CGVST.COM biên soạn

G I B I CHO CGVST COM

Tin mới cập nhật

How to whitelist website on AdBlocker?

How to whitelist website on AdBlocker?

  1. 1 Click on the AdBlock Plus icon on the top right corner of your browser
  2. 2 Click on "Enabled on this site" from the AdBlock Plus option
  3. 3 Refresh the page and start browsing the site